Danh sách Blog của Tôi

Thứ Tư, 3 tháng 6, 2020

người theo dõi

https://medium.com/@LuceWayne_186400

Điều mà nền giáo dục và chính phủ không dạy bạn!

Nguồn cung tiền là vô hạn khiến “x” tiến đến dương vô cùng.
Nếu các bạn đã đọc các bài viết của tôi trên trang cá nhân này thì các bạn đều biết kể từ năm 1971 Nixon bãi bỏ bản vị vàng khỏi đồng USD, chính phủ các nước trên thế giới đã thi nhau in tiền một cách vô tội vạ.
Tốc độ in tiền nhiều và lớn, làm nguồn cung tiền “x” tăng lên gấp nhiều lần, như trước tôi có nói nó có thể là tăng trưởng lũy thừa (các bạn có thể thấy chi tiết trong bài viết này)

Bạn thấy điều gì khi nhìn vào hình trên, đó là giá 1 cốc cafe tại Venezuela tính theo đồng bolivars. Tốc độ tăng trưởng lũy thừa?
Lạm phát, sự mất giá của đồng tiền.
Lạm phát là một cách nói khác đi của việc cung tiền được tăng lên, hiểu lạm phát rất đơn giản, khi tiền được bơm ra thị trường nhiều, nó khiến giá cả buộc phải tăng.
Để không để hàm số kia tiến về 0, thì tôi và các bạn phải làm việc vất vả ngày qua ngày, năm qua năm để giữ “a” không phải là hằng số cố định và hàm số kia sẽ không tiến về 0.
Làm việc vất vả để kiểm được những đồng tiền xứng đáng với công sức là điều không thể bàn cãi.
Nhưng!
Việc chính phủ in tiền và bơm tiền vô tội vạ khiến lạm phát leo thang, cộng thêm các khoản thuế phí khác cũng leo thang.
Khi giá cả tăng cao, buộc tôi và các bạn phải chi tiêu nhiều hơn, và phải làm việc nhiều hơn.
Chính phủ và giới tham nhũng có làm việc nhiều hơn lên không?
Không!
Họ in tiền và bơm tiền cho nhau thông qua hệ thống ngân hàng, không ai kiểm soát được điều đó. Giới giàu có càng ngày càng có nhiều tiền. Nên họ không sợ lạm phát, giá cả tăng.
Còn tôi và các bạn đang bị đánh cắp thời gian và sức lao động thông qua việc họ in tiền, bạn không thể sống sót được nếu bạn chỉ tiết kiệm tiền để sau này về hưu, tốc độ tăng trưởng của cung tiền và lạm phát sẽ khiến bạn buộc phải chi tiêu nhiều hơn. Nó sẽ khiến bạn tiến về 0 nếu bạn để “a” là một hằng số cố định.

Đó là lý do cho việc khoảng cách giàu nghèo của các quốc gia ngày càng lớn. Sự bất công và các cuộc sung đột giữa người dân và chính phủ ngày càng gia tăng.
Hãy in cháy máy nào :) :) :)

The Game.
Trong các bài viết của tôi luôn nói, khi các bạn thật sự hiểu đồng tiền được tạo ra như nào và được sử dụng như một công cụ thì cái nhìn của các bạn về cuộc sống này sẽ thay đổi hoàn toàn.
Hãy tưởng tượng rằng bạn có trong tay chiếc nút in tiền. Liệu bạn có làm điều gì đó một chút gian lận để in thêm cho bản thân, gia đình, cho lợi ích nhóm, cho hệ thống của bạn?
Khi bạn có khả năng in tiền và tiền nhiều vô hạn, bạn sẽ như một người cha giàu có, bạn sẽ có những đứa con “rich kids” và sẽ đặt tên chúng “Vin…, Vina…, Viet…”. Chúng sẽ vay nợ nhiều nơi để làm ăn kinh doanh.
Làm ăn thua lỗ ư? Không sao, đã có bố chống lưng bơm tiếp tiền để giải cứu cho các con.
Còn bọn con hoang thì sao? tất nhiên chúng sẽ phải nộp thuế, và sức lao động của chúng sẽ bị đánh cắp qua lạm phát.
Người cha chính phủ và những đứa con “Rich kids” thoải mái kinh doanh làm ăn, thắng họ hưởng, thua đã có thuế, khả năng in tiền giải cứu.
Khi bạn làm ăn thua lỗ, tất nhiên bạn luôn là người phải gánh chịu, nhưng khi chính phủ và các tập toàn làm ăn thua lỗ, bạn và tôi và 80% người dân cũng vẫn sẽ là người phải gánh chịu.
Tất cả chúng ta đang phải làm việc cật lực chỉ để chạy theo lạm phát, và để bù đắp những gì mà cỗ máy in tiền gây ra thông qua thuế má và các loại phí.

Những tờ tiền được in ra vô giới hạn
Chính phủ và ngân hàng trung ương tạo ra cuộc chơi mà ngay từ đầu người dân đã nắm phần thua trong tay. Họ in tiền bơm thổi mọi thứ lên cao để rồi mọi thứ nổ tung.
Trong lịch sử chúng ta có rất nhiều cuộc khủng hoảng tiền tệ từ Mỹ, châu Âu, châu Á,… Từ siêu lạm phát, đến nội chiến, đến chiến tranh thế giới các bạn sẽ thấy chi tiết hơn trong các bài viết trước đây của tôi.
Tiền giống như những lá phiếu bầu, khi bạn bỏ tiền để mua một món đồ hay làm việc gì đó, là bạn đã dùng số tiền để bỏ phiếu cho điều bạn muốn. Những lá phiếu đó bạn phải bỏ công sức, trí óc, mồ hôi, nước mắt… để có được. Thật nực cười khi một số ít nắm trong tay khả năng in ra những lá phiếu đó một cách vô hạn và không ai có thể kiểm soát hay kiểm tra được họ. Họ in những lá phiếu, những đồng tiền một cách dễ dàng từ hư vô, trong khi 99% dân số phải lao động để có được.
Hãy dừng lại một chút, bạn có thấy vô lý không?
Just think about it please!
Giải pháp
Thế giới đang xây dựng một hệ thống tiền tệ mới, nơi mà mọi thứ công bằng và minh bạch hơn cho bất kỳ ai. Đó là bitcoin.
Chúng ta đã và đang trải qua 3 loại hình của hệ thống tiền tệ trong lịch sử: a, hệ thống tiền tệ có giá trị nội tại (tiền vàng xu…) b, hệ thống tiền giấy banknote (Gold Standard System) c, hệ thống tiền tệ hiện tại của chính phủ từ năm 1971 đến nay (Fiat Money) có thể in bao nhiêu tiền tùy thích.
Chiến lược 2 đầu: Trong khi chờ đợi giải pháp trên, thì tôi và các bạn vẫn phải sống và làm việc với hệ thống cũ. Do vậy việc hiểu việc đồng tiền được tạo ra và sử dụng như nào rất quan trọng. Bạn cần phải có kiến thức về tiền tệ, tài chính, cách quản lý tiền bạc… những thứ mà nền giáo dục không dạy bạn.
Đầu tư: Hãy để tiền làm việc cho bạn.
You’re not going to get rich renting out your time. You must own equity, a piece of a business, to gain your financial freedom — Naval
Bạn không thể giàu có bằng cách làm thuê. Bạn phải sở hữu tài sản — 1 phần của doanh nghiệp — để tạo ra tự do về tài chính.
Cuối cùng đó là cuộc chơi mà tất cả chúng ta cần phải hiểu!
Cảm ơn các bạn đã đọc bài, hẹn gặp lại các bạn vào những bài viết tới.
Happy reading my friends!

Giải thích tại sao giá tài sản cổ phiếu, chứng khoán, nhà đất…tăng giảm. Cuộc chơi lớn!

     Có khi nào bạn thắc mắc tại sao giá các tài sản như cổ phiếu, chứng khoán, bất động sản… tất cả mọi thứ lại tăng lên và giảm xuống?
Tại sao chỉ số ít người kiếm được tiền, còn lại trắng tay dẫn đến sạt nghiệp, mất nhà mất cửa…?
Và rất có thể bạn sẽ nghĩ ra đủ các lý do để giải thích như: Định giá, lợi nhuận, các yếu tố marketing, chiến lược, cung cầu…bla bla bla….
Dẹp mẹ nó hết đi!
Rất đơn giản:
      Chúng ta không có thị trường tự do — Free Market, tất cả các thị trường đều được điều tiết, điều khiển bởi bàn tay của chính phủ, giới siêu giàu, giới ngân hàng ( giới tinh hoa 1%)
Họ tạo ra nhiều công cụ, nhiều hình thức, nhiều tầng tầng lớp lớp, họ vẽ ra đủ các thể loại cực kỳ khó hiểu đủ để khiến bạn nghĩ rằng bạn kém thông minh. “Bạn càng làm mọi thứ khó hiểu thì bạn càng dễ dàng kiếm được tiền từ khách hàng”. Mà nền giáo dục này, giới ngân hàng và Wall Street, môi giới, cò mồi, admin các group… là những bậc thầy về phức tạp hóa vấn đề và bậc thầy về biến những thứ dễ hiểu thành khó hiểu.
      Chúng ta có 2 yếu tố cơ bản chính để giúp giá tài sản tăng — giảm:
Ngân hàng trung ương — Nguồn dòng tiền (Đỉnh Kim tự tháp số 1) Tôi gọi nó là nguồn nước cho bạn dễ hình dung.
Lãi suất — Van điều chỉnh dòng nước, dòng tiền.

      Đây chính xác là mô hình của nền kinh tế thời điểm hiện tại.
Mô hình kinh tế Trickle — down (mô hình kinh tế nhỏ giọt)
Và giờ hãy hình dung, tất cả 90% dân số chúng ta ở dưới đáy của Kim tự tháp (Số 13). Chúng ta như những chú cá trong một cái hồ rộng lớn, và nó cần phải có nước để những con cá sống, tôi gọi đó chính là tiền — money.
Vậy làm sao hồ có nước, rất đơn giản, nó bắt nguồn từ trên đỉnh kim tự tháp được bơm xuống vào hồ cho đàn cá thoải mái bơi lội.
Và nó cũng có thể hút nước ra khỏi hồ khiến đàn cá chết.
Và nó cũng có thể bơm tới mọi chỗ trong hồ, có chỗ nó sẽ bơm, có chỗ nó không bơm.
Tiền trong túi của bạn đến từ đâu, nó đến từ thu nhập, thu nhập từ công ty bạn làm, thu nhập từ Khách hàng của bạn. Công ty bạn hay khách hàng của bạn có được thu nhập từ đâu? Nó đến từ các tập đoàn lớn, các công ty lớn, đến từ chính phủ và cuối cùng ngân hàng TW là người trên cùng bơm tiền cho toàn bộ hệ thống này.
Cách bơm:
Sử dụng van nước (lãi suất + chính sách) để điều chỉnh lượng nước.
a, Hạ lãi suất — Lãi suất thấp (chính sách nới lỏng tiền tệ) nước sẽ được bơm vào theo mô hình Trickle — down từ trên đỉnh xuống.
Dòng nước chảy từ Ngân hàng TW (Leve 1) => Các tập đoàn lớn, chính phủ (hệ thống của chính phủ, truyền thông, trường học, quân đội, cảnh sát…) (Level 2,3,4…) => các công ty con, hệ thống kinh doanh… => người lao động, người dân (Đáy kim tự tháp).
Nó sẽ bơm chính cho các tập đoàn và hệ thống của nó, sau đó hệ thống này mới nhỏ giọt — tricke down dần qua các tâng rồi mới xuống tầng lớp dưới đáy. Đó là lý do người ta gọi đó là mô hình kinh tế nhỏ giọt.
Lúc này khi chúng ta đã có một cái hồ với lượng nước được bơm vào cực lớn. Các đàn cá to bé đủ thể loại tha hồ tung tăng làm ăn kinh doanh. Nhu cầu về nước tăng lên (do vay nợ với lãi suất thấp, gần như không cần trả lãi do lãi suất gần 0%). Lượng nước được bơm vào hồ cực lớn
Hãy hình dung khi hồ có quá nhiều nước, bạn sẽ phải cần thứ gì đó để hút bớt lượng nước đi. Đó chính là miếng bọt biển — Tôi gọi miếng bọt biển chính là “Price — Giá cả”. Khi lượng tiền trong thị trường nhiều giá cả buộc phải tăng để hút đi lượng tiền đó.
=> Giá tài sản tăng do lượng tiền nhiều (tính thanh khoản cao)
b, Nâng lãi suất — Lãi suất cao (chính sách thắt chặt tiền tệ) lượng nước sẽ không còn được bơm vào hồ nhiều, dòng chảy bị thắt lại, lúc này đàn cá sẽ cảm thấy khó thở vì không có nước, thậm chí chết.
Tất cả các nhà đầu tư, tổ chức tài chính lớn lẫn nhỏ lẻ đều đang vay nợ nhiều để làm ăn kinh doanh sẽ phải trả lãi suất cao với các khoản nợ.
Các khoản vay nợ này đều là cực lớn khi ngân hàng trung ương hạ lãi suất và bơm tiền vào thị trường vẫn còn đó. Nhưng tiêu dùng của người này là thu nhập của người kia, nợ của người này là tài sản của người kia. Và khi các khoản nợ xấu bắt đầu không thể trả được, do lãi suất cao hoặc do sự kiện thiên nga đen nào đó xảy ra… nó sẽ làm thu nhập hay đầu tư của người khác co lại, khi thu nhập từ kinh doanh đầu tư co lại hoặc không còn, tiêu dùng và đầu tư tiếp theo sẽ đi xuống, điều này dẫn tới toàn bộ hệ thống sập tiệm, phá sản.
=> Giá tài sản giảm do không còn lượng tiền trên thị trường (tính thanh khoản thấp)
Như vậy các bạn có thể thấy người chơi chính và là người bơm hút tính thanh khoản chính trong thị trường đó là Ngân hàng trung ương.
Làm thế nào để người khác đu đỉnh.?
Hãy bơm tiền (bơm tính thanh khoản) để thổi giá tài sản lên cực cao… đẩy lòng tham của nhà đầu tư lên cao. Họ sẽ thế chấp chính căn nhà họ đang ở đi vay tiền với lãi suất thấp để đầu tư, mua vào cực mạnh, đu đỉnh cực mạnh.
Làm thế nào để người khác bán đáy, mất nhà mất cửa, mất tiền và phải cày cuốc để trả nợ?
Hãy hút tiền ra (hút tính thanh khoản) để làm giá tài sản sấp mặt cực sâu… đẩy nỗi sợ hãi của nhà đầu tư lên cực điểm. Họ sẽ bán tháo, cắt lỗ với mức giá tận đáy… Nhưng các khoản nợ vẫn còn đó, họ sẽ không kịp trở tay.
Ai sẽ là người đến siết nợ, đuổi họ khỏi căn nhà họ đang ở, đẩy họ vào sự khốn cùng, phải lao động cả đời để trả các khoản nợ?
Và ai là người đẩy mọi thứ lên cao rồi làm nổ tung mọi thứ và rồi mua lại chính các tài sản đó, buyback lại cổ phiếu, tài sản của các cty lâm vào tình cảnh phá sản?

Đó chính là Giới ngân hàng! Giới 1%. Những người đứng đằng sau chính phủ.!
Họ đã giàu nay lại càng giàu. Đó là cuộc chơi của họ. Bằng cách bơm thổi tạo ra chu kỳ. Thứ họ thu về chính là nhà cửa, đất đai, thời gian và sức lao động của những người đứng dưới đáy kim tự tháp, những người không hiểu chuyện gì, những người bị nền giáo dục này lừa dối…. họ sẽ phải đi cày thuê cả đời để trả cục nợ đó vì không hiểu về cuộc chơi này.
Đó là trò chơi của họ. Công cụ lãi suất và dòng tiền chính là cái bẫy khiến đàn cá cắn câu.
Dòng tiền chính là công cụ, nó chưa bao giờ là mục đích. Đất đai, nhà cửa, sức lao động, thời gian sự tự do mới chính là tài sản thật của con người.
Hãy tỉnh táo!

Đừng trở thành những chú gà Tây! P.1

Câu chuyện những chú gà tây và ngày lễ tạ ơn được tác giả Nassim Nicholas Taleb trình bày trong cuốn sách “Khả năng cải thiện nghịch cảnh” và “Thiên nga đen”, ông cũng là tác giả của hàng loạt những cuốn sách nổi tiếng về xác suất thống kê trong giao dịch tài chính và quản lý rủi ro.
Và tôi thấy đây là thời gian thích hợp đưa câu truyện này ra để minh họa cho một thế giới đầy rẫy những bất ổn, biến động, và những sự kiện thiên nga đen không thể dự báo trước có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Và khi nó xảy ra nó sẽ làm toàn bộ hệ thống sụp đổ.
Những chú gà Tây được chủ của chúng cho ăn và vỗ béo trong 1000 ngày. Trong suốt 1000 ngày ấy, nhưng chú gà được đội ngũ chuyên gia phân tích khẳng định rằng người chủ rất yêu chúng, chúng được vỗ béo đều đặn hàng ngày với độ tin cậy ngày càng gia tăng. Mọi thứ đều rất êm đêm tốt đẹp cho đến vài ngày trước Lễ tạ ơn. Đúng lúc sự tin tin của chúng vào nhận định người chủ của chúng rất yêu gà Tây ở mức cực đại trong suốt 1000 ngày, thì đến ngày thứ 1001 người chủ mang chúng ra làm thịt cho ngày Lễ tạ ơn. Những chú gà này ngạc nhiên và toàn bộ niềm tin của chúng bị sụp đổ vào ngày thứ 1001.

Niềm tin của chú gà được tăng lên nhờ những bữa ăn thân thiện, chúng được quan tâm và được tạo cảm giác an toàn. Khi cảm giác an toàn lên cao nhất cũng là lúc nguy hiểm đã đạt tới đỉnh điểm.
Hãy nhìn lại thời điểm từ 2008 sau khi khủng hoảng, với chính sách cheap money, lãi suất cực thấp gần 0% và hàng loại các gói cứu trợ QE, Repo từ FED…khiến lượng tiền được bơm vào thị trường rất nhiều tạo tính thanh khoản cao để bơm đẩy giá trị của các tài sản cao bất thường, thậm chí thời điểm vừa qua 2019 Donal Trump còn thực hiện chính sách Cut Tax (cắt giảm thuế) áp dụng cho các tập đoàn, khiến họ những người giàu thì nay càng giàu và càng có lượng tiền dư thừa để đưa vào thị trường. Trong bài dịch của mình chính Ray Dalio có nói rằng thế giới này đã điên loạn…vì lượng tiền đang là miễn phí và khổng lồ được dồn ép vào tay các nhà đầu tư và các start up để đẩy mọi thứ lên cao.

Global Money Supply Và S&P500.
Các bạn có thể thấy lượng tiền Money Supply được bơm vào đồng nghĩa với việc thì trường đi lên, cụ thể là chỉ số S&P500.
FED như một người chủ cho các nhà đầu tư được cảm giác tin cậy, cảm giác kiếm lời liên tục suốt hơn một thập kỷ, như những chú gà tây vậy. Alan Greenspan chủ tịch FED trước khi khủng hoảng tài chính vào những năm 2000 cũng đã khẳng định rằng ông không thấy khủng hoảng gì trước mắt. Tương tự với Ben Bernanke ngay trước vụ sụp đổ nhà đất năm 2008. Và hiện tại bà Janet Yellen và người đang kế nhiệm Jerome Powell cũng đã nói những điều tương tự…
Huyền thoại Michael Burry — ‘The Big Short’ có nói: “Like most bubbles, the longer it goes on, the worse the crash will be,” — “Giống như mọi bong bóng, kéo dài nó càng lâu, thì sự sụp đổ càng tồi tệ”.
Hãy hình dung thị trường giống như một chiếc rạp chiếu film, khi mọi thứ đi lên và cuộc đời tươi đẹp như một bộ film thì ai cũng muốn ở trong đó. Rạp chiếu film càng ngày càng đông nhưng lối thoát hiểm thì chỉ có một.
Hãy hình dung tiếp khi có đám cháy xảy ra trong rạp hát — sự kiện thiên nga đen bất kỳ xảy ra. Việc hàng ngàn người cố gắng thoát ra trong một phút với một lối thoát duy nhất không giống như hàng ngàn người từ từ đi ra từng người một trong nửa giờ… Nó sẽ là Panic (Sự hoảng loạn)
Bạn không thể cứ ngây thơ nghĩ rằng mọi thứ vẫn mãi tươi đẹp như những chú gà tây để rồi một ngày bị lôi ra làm thịt, hay chen chân vào rạp chiếu film để rồi thi nhau dẫm đạp để thoát ra ở cùng một cửa thoát hiểm.
Hãy quản lý rủi ro, và đừng trở thành những chú gà tây!
Đối với cá nhân và các nhà đầu tư, kinh doanh nhỏ lẻ thì sao?

Đừng trở thành những chú gà Tây! P.2

Trong phần 1 tôi đã chỉ ra việc các nhà đầu tư hay các tổ chức tài chính lớn sẽ bị rơi vào phá sản, hoặc sụp đổ khi họ không có những phương pháp quản lý rủi hay xây cho mình một còn tàu tránh bão khi ngày 1001 đến. (Trừ những nhà đầu tư và các tổ chức lão luyện trong ngành tài chính)
Còn đối với những cá nhân và những nhà đầu tư nhỏ lẻ, những dân thường thì sao?.
       Tất nhiên họ cũng có thể rơi vào tình trạng khó khăn, nợ thêm nợ.
Nếu các bạn để ý, cuối những năm 2018, 2019 khi tôi nhận ra nền kinh tế của cả thế giới nói chung và của VN nói riêng đang ở trạng thái đỉnh cao. Câu nói của Warren Buffet vẫn còn đó: “Khi người khác tham lam bạn nên sợ hãi, và khi người khác sợ hãi thì bạn nên tham”. Thời điểm đó tôi cảm nhận được lòng tham của nhiều người đến cực độ, và tôi đã biết mình nên phải làm gì.
Thời điểm cuối năm 2019, khi nhà đất tại VN và tại các điểm nóng đang lên cơn sốt, tôi có du lịch vào Vũng tàu để và thăm ông cậu trong đó, khi ngồi ăn cơm và được vài lon bia, cậu tôi bắt đầu lột xác. Ông biến thành một chuyên gia và nhà đầu tư bất động sản. Mặc dù cậu chỉ là thợ cắt tóc, và vợ là người bán tạp hóa. Cậu kể cho tôi lịch sử giao dịch các miếng đất, mua bán sao, vị trí sao… giá cả có lô, căn lên tới hơn chục tỷ…bla bla bla. Chắc các bạn nghe cò mồi chém về nhà đất đều biết.
        Và lúc này tôi biết đó là thời điểm không ổn chút nào. Ngay đến cả thợ cắt tóc cũng chở thành chuyên gia BĐS. Cả ông anh tôi cũng gạ tôi vay ngân hàng mua nhà đất… Có thể nói bạn ra quán cháo lòng cũng nghe thấy người ta nói về nhà đất thì thực sự đó là thời điểm bạn nên biết sợ. Sắp tới có thể các bạn sẽ biết được thế nào là đu đỉnh, mua đỉnh — bán đáy ✌️
Chúng ta đã ở cuối chu kỳ tăng trưởng suốt hơn 10 năm, và đặc biệt hơn nữa như Ray Dalio có chỉ ra kinh tế còn ở cuối chu kỳ nợ 75–100 năm. Và khi bạn đầu tư, làm ăn kinh doanh tại đỉnh của chu kỳ quả là một rủi ro lớn với bất kỳ ai.
         Khi nền kinh tế ở đỉnh, với chính sách nới lỏng tiền tệ và lãi suất của FED gần 0% từ 2009 đến 2016, các ngân hàng sẽ hỗ trợ người dân, các nhà đầu tư vay vốn làm ăn một các thoải con gà mái. Người ta gọi là cheap money, hay free money vì khi bạn vay, bạn không cần trả lãi. Đặc biệt là với số tiền lớn thì quả là ok con dê. Điều đó dẫn đến việc suốt gần 10 năm các nhà đầu tư hay các cá nhân đều ăn nên làm ra, họ sẽ có nhiều tiền. Và khi họ có nhiều tiền thì toàn bộ hệ thống phòng thủ rủi ro của họ không còn. Nó sẽ khiến họ tham hơn, muốn nhiều hơn, họ sẽ đầu tư nhiều hơn, vay nợ nhiều hơn.
        Đặc biệt các phương tiện truyền thông báo chí liên tục đưa các tin tức tốt về tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế…mọi thứ đều rất tốt. Nó hình thành nên niềm tin vào hệ thống như những chú gà Tây tin vào chủ của chúng.
    Vay nhiều hơn, tiêu sài nhiều hơn, làm ăn đầu tư nhiều hơn…tham lam hơn nữa!

        Và rồi một biến cố thiên nga đen nào đó, một sự kiện nào đó xảy ra (Virus Corona xảy ra) cộng thêm việc chúng ta ở cuối chu kỳ tăng trưởng nợ ngắn hạn và dài hạn. Nó sẽ làm nổ tung nọi thứ một cách khủng khiếp!
Tất cả các cá nhân, nhà đầu tư nhỏ lẻ, với nguồn thu nhập chính là từ công việc hiện tại của họ. Lối suy nghĩ mọi thứ đi lên mãi, thất nghiệp với họ là điều không thể, suy thoái, khủng hoảng là điều không bao giờ có. Họ không có khái niệm đó. Cảm giác lương thưởng cao và tiền rủng rỉnh họ sẽ tiêu sài nhiều hơn những gì họ có, vay nợ nhiều hơn họ có.
Đặc biệt họ không hiểu về tín dụng. Khi bạn vay ở tương lai để tiêu sài cho hiện tại, thì buộc bạn phải trả lại. Vay trả góp mua nhà chung cư, trả góp ô tô… vay nợ đầu tư, mở quán ăn, nhà hàng, khách sạn… Khi mọi thứ xảy ra, thất nhiệp tràn lan, nguồn thu nhập hạn hẹp, thị trường không còn thanh khoản… Trong khi đó chi phí duy trì vẫn phải trả, lãi ngân hàng vẫn phải trả… và đó là lúc họ sẽ nổ tung vì nợ ngập đầu.
Như vậy bạn cần phải thực sự hiểu hệ thống tài chính tiền tệ này. Nó là cuộc chơi, và bạn phải hiểu luật chơi để xây dựng cho mình một hệ thống phòng thủ rủi ro trước mọi tình huống. Và một điều nữa là bạn có thể hưởng lợi nếu bạn biết tận dụng các biến cố 10 năm mới có một lần.
Đáng buồn là nền giáo dục này không dạy bạn điều đó!
Cảm ơn các bạn đã đọc bài.!